Trang chủ » Góc chia sẽ » Các loại chi phí khi mua xe
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu số tiền mà các hãng xe niêm yết trên bảng giá sẽ không phải là con số cuối cùng mà bạn sẽ chi trả. Thông thường, giá xe lăn bánh sẽ cao hơn từ 10 đến 20% so với ban đầu, và đôi khi thấp hơn giá công bố của hãng. Điều này phụ thuộc vào các khoản cố định và ko cố định tùy theo các yếu tố như dòng xe, địa phương đăng ký, hãng bảo hiểm bạn chọn…Dưới đây, là các khoản bắt buộc mà bạn cần phải trả khi muốn xe mình hợp pháp lăn bánh trên đường:
CHI PHÍ PHẢI TRẢ BAN ĐẦU
Chi phí mua xe
Là chi phí đầu tiên phải bỏ ra để mua một con xe theo giá niêm yết của hãng. Nếu công ty có đủ tài chính thì sẽ bỏ ra 100% tiền mặt để mua, nhưng nếu không đủ tài chính bắt buộc công ty phải vay ngân hàng nhưng số tiền bỏ ra ban đầu cũng chiếm 30% giá trị của xe, ngân hàng sẽ cho vay 70% trên giá trị xe, điều này tùy thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng. Bạn phải trả tiền lãi và tiền gốc cho ngân hàng trong một thời gian nhất định nào đó, thường là 03 đến 05 năm với mức lãi sất vay trung bình là 11%, chưa tính biên độ lãi suất khoảng 3% sẽ thay đổi tùy theo tình hình thực tế.
Thuế giá trị gia tăng(VAT)
Thuế VAT là 10% giá trị xe cho tất cả các dòng xe. Đây là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô.
Phí trước bạ
Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) được quy định riêng theo từng loại ô tô. Theo đó, ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống nộp lệ phí trước bạ lần đầu áp dụng mức thu theo tỷ lệ 10%. Lưu ý trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn cho phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương thì HĐND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 15%. Hiện nay, Hà Nội có mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký lần đầu là 12%, TP Hồ Chí Minh là 10%. Với xe ô tô bán tải, mức thu lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu sẽ bằng 60% phí trước bạ áp dụng cho ô tô con, tức là từ 6% – 7,2% tùy thuộc vào từng địa phương.
Phí kiểm định xe ô tô
Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (Áp dụng cho khu vực 1 của Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và thấp nhất là 200 nghìn đồng.
Theo quy định tại Thông tư 133/2014/TT-BTC, khoản phí bảo trì đường bộ đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhận là 130.000 vnđ/tháng, còn đối với tên công ty là 180.000 vnđ/tháng.
Phí bảo hiểm
Lắp biển số mi-ca
Phí lắp biển mi-ca khoảng 500.000 vnđ.
Thuế nhập khẩu
Áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu, không áp dụng xe lắp ráp trong nước. Các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ 56% đến 74% giá trị xe.
CHI PHÍ PHÁT SINH
QUẢN LÍ TÀI SẢN VÀ CON NGƯỜI
Quản lí phương tiện
Phải có quy trình quản lý xe để biết được xe trong tình trạng tốt hay không tốt. Đồng thời người quản lý trực tiếp phải có kiến thức về xe để biết được xe có được bảo dưỡng và sửa chữa đúng các hạng mục hay không để tránh thất thoát cho công ty. Trường hợp xe có sự cố và buộc phải sữa chữa trong thời gian dài thì công ty phải thuê xe bên ngoài để phục vụ cho công việc.
Quản lí lái xe
Quản lí nhiên liệu